Danh mục sản phẩm

CẤU TẠO GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Giày bảo hộ lao động ngày nay đã trở nên quen thuộc với người lao động trong rất nhiều ngành nghề bởi lợi ích và hiệu quả mang lại. Ngày nay, an toàn trong lao động đang là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Người lao động cần có những kiến thức cơ bản để trang bị cho mình hoặc nhà sử dụng lao động trang bị cho người lao động để quá trình làm việc được an toàn, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra, đồng thời nâng cao năng suất làm việc. Hãy cùng đọc bài viết này để cùng 3TK hiểu rõ hơn về cấu tạo 1 chiếc giày bảo hộ lao động.

1. Phần Upper:  tên gọi của toàn bộ phần bao phủ chân người mang và không tiếp xúc với mặt đất. Người Việt hay gọi nôm na là phần “mặt giày”.
2. Phần Vamp Lining : Thân trước của giày, tính từ phía sau mũi giày.
3. Phần Quarter Lining : Phần thân sau của giày, ôm sát bàn chân người mang.
4. Phần Collar: Vòng cổ. Cảm giác rộng/ chật/ cấn cổ chân sẽ thường xuất phát từ bộ phận này trên giày.
5. Phần Counter Stinffner : Giúp bảo vệ gót. Ngoài vai trò bảo vệ gót, Counter Stinffner còn giúp định hình gót cho chiếc giày.

6. Phần Socks : Miếng lót giày. Socks dùng để làm lớp đệm tăng độ êm ái khi mang, khử mùi chân hoặc hút mồ hôi để tăng độ bền cho đế giày. Socks có thể thay thế dễ dàng.
7. Phần Toe Cap Padding : Tấm lót đệm phía sau mũi giày, giúp tăng sự thoải mái.
8. Phần Sole: là phần đế, nâng đỡ bàn chân và tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
9. Phần Steel Midsole (đế giữa): phần đệm giữa phần đế. Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò đàn hồi cho người mang khi di chuyển.
10. Phần Toe cap: Mũi giày, giúp bảo vệ, che chắn mũi chân người sử dụng.

Tin mới nhất

Tư vấn đại lý
Họ tên
Số điện thoại
Nội dung
Gửi

CHAT VỚI MS. TUYẾT

CHAT VỚI MR. KHANH