Danh mục sản phẩm

KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bảo hộ lao động là gì?

Bảo hộ lao động là tổng hợp các biện pháp pháp lí, kĩ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường... và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Bên cạnh đó còn bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong quá trình lao động.

Tuỳ từng trường hợp mà bảo hộ lao động được hiểu theo nghĩa rộng (1) hoặc nghĩa hẹp (2). Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật lao động quốc tế hiện nay, nội dung của bảo hộ lao động thường được gọi bằng những thuật ngữ khác để chỉ ra đích danh các bộ phận cấu thành của nó như các cụm từ: an toàn lao động - vệ sinh lao động, môi trường và điều kiện làm việc, bảo vệ người lao động chống những rủi ro nghề nghiệp... Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng có những công ước đề cập đến vấn đề này với những phạm vi rộng hẹp khác nhau như Công ước số 155 (năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn), Công ước số 148 năm 1977...

Tại Việt Nam, trước khi có Bộ luật lao động 1994, thuật ngữ bảo hộ lao động được sử dụng để chỉ các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo vệ sức khoẻ người lao động, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo hộ lao động và khi xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, các quy định riêng đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động tàn tật, lao động chưa thành niên)... Từ Bộ luật lao động của năm 1994, các văn bản pháp luật thường sử dụng thuật ngữ an toàn lao động, vệ sinh lao động để chỉ các quy định về các nội dung trên.

Đối tượng áp dụng luật an toàn vệ sinh lao động

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Tin mới nhất

Tư vấn đại lý
Họ tên
Số điện thoại
Nội dung
Gửi

CHAT VỚI MS. TUYẾT

CHAT VỚI MR. KHANH