VỆ SINH GIÀY BẢO HỘ ĐÚNG CÁCH
1. Tác hại từ môi trường làm việc đến với giày bảo hộ
Vì là giày bảo hộ nên thường được sử dụng tại những môi trường bụi bặm, nhiều bùn đất, cát, vữa, sỏi đá,….Làm việc nhiều tại các công trường, nhà xưởng thì độ bám bẩn vào đôi giày càng tăng cao. Hãy thử tưởng tượng xem khi những chất bẩn kia ở trạng thái khô hay ẩm ướt tùy từng loại thì sẽ như thế nào?
Đối với những đôi giày bằng da thật mà không có lớp phủ PU và không được chăm sóc thường xuyên. Những chất bẩn trên sẽ dần dần hút đi lượng dầu và độ ẩm có trong da giày. Lượng dầu và độ ẩm đó là nhân tố quan trọng giúp da không bị khô. Nếu da bị khô thì sẽ dễ dàng xuất hiện các vết nứt.
Một trong những thói quen khi sử dụng giày xong đều để vào tủ cất mà không vệ sinh cũng chính là nguyên nhân chính rút ngắn tuổi thọ của giày. Đặc biệt với những người làm tại các công trình xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với xi măng thì khả năng hư tổn càng cao. Bởi vậy mà chúng ta không được chủ quan với những vết bẩn bám trên giày. Và càng không được lười biếng nếu muốn bảo quản đôi giày lâu hơn.
2. Một số cách vệ sinh giày bảo hộ
- Sử dụng khăn giấy
Khi phát hiện giày bị bẩn, đừng vội mang đi chà, tẩy rửa với nước, đặc biệt là những đôi giày bằng da. Điều này càng không thể vì 1 số loại giày có thể bị bong da ngay lập tức. Hơn nữa, không phải lúc nào bạn cũng có thể giặt được ngay vì đang trong lúc làm việc.
Tốt nhất bạn nên dùng những loại khăn giấy mềm, ướt để lau qua bề mặt. Nó sẽ giúp bạn lấy đi phần nào các vết bẩn bám trên bề mặt, nhanh chóng, tạo sự thẩm mỹ. Giúp cho công việc vệ sinh sau khi làm việc dễ dàng hơn. Nên sử dụng các loại khăn giấy không cồn để tránh ảnh hưởng đến da giày.
- Lau khô giày ướt đúng cách
Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi môi trường khiến giày bị ướt. Khi đó cần phải khắc phục như sau:
+ Không dùng nhiều lực để cởi giày vì có thể làm hỏng kết cấu giày. Giày ướt sẽ khiến việc cởi giày khó hơn khi giày khô.
+ Lấy miếng lót ra khỏi giày, nên tháo dây giày và giặt riêng.
+ Vò giấy báo cũ và nhét vào bên trong giày. Thay liên tục giấy ướt cho đến khi bên trong giày khô. Treo giày ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Lưu ý không dùng những nguồn nhiệt độ cao như máy sấy để làm khô giày. Nhiệt độ cao sẽ làm khô da khiến da dễ bị nứt. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng làm giảm độ bền của đế giày.
- Các bước cơ bản khi giặt giày bảo hộ:
- Lau qua bằng khăn giấy ướt, không nên xả trực tiếp nước vào giày.
- Dùng bàn chải và dung dịch tẩy rửa dành riêng cho giày da để lau chùi. Không được ngâm vào dung dịch vì có thể khiến lớp da bảo hộ của giày bị bong tróc. Lau các vết bẩn trên giày nhưng không được dùng hết sức để chà sát.
- Sau khi đã làm sạch, tiếp tục dùng khăn ướt lau sạch sẽ lại xung quanh giày để tránh các dung dịch tẩy rửa còn sót lại.
- Phơi giày ở những nơi khô thoáng
LƯU Ý: Không phải loại giày nào cũng có thể giặt được.